logo
Đăng ký nhận tin
Hổ trợ trực tuyến
  • 0961.888.425
  • Bán hàng
    zalo Hỗ trợ trực tuyến
    Điện Thoại 0972.089.468
  • Kỹ thuật
    zalo Hỗ trợ trực tuyến
    Điện Thoại 0974.137.616
  • Kỹ thuật
    zalo Hỗ trợ trực tuyến
    Điện Thoại 0345.768.199
  • Kỹ thuật-tư vấn
    zalo Hỗ trợ trực tuyến
    Điện Thoại 0961888425
Video
Thống Kê Truy Cập
Đang Online: 33
Hôm qua: 156
Tuần này: 350
Tổng Truy Cập: 286870
Thu nhập ổn định từ nghề làm nhang

Công  việc đơn giản

Cồn Phước là một cồn nổi nhỏ của xã Mỹ An. Người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề nông hoặc làm thuê, làm mướn. Những năm gần đây, cùng với nghề đan đát truyền thống, nghề làm nhang bằng phương pháp tự động và bán tự động đã góp phần không nhỏ vào việc tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

Chị Nguyễn Thị Kim Phượng (ngụ ấp Mỹ Lợi) cho biết, làm nhang bằng phương pháp tự động không quá vất vả, lại rất linh động về thời gian nên người thợ có thể vừa làm vừa lo việc nhà, nhưng vẫn đảm bảo số lượng nhang giao cho các cơ sở đã đặt. Chị Phượng chia sẻ: “Trước đây, công đoạn của nghề làm nhang từ khâu chẻ tăm tre, nhào bột, se nhang… đều phải làm thủ công. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật, nhiều loại máy móc hiện đại được đưa vào sử dụng trong nghề này”.

Theo chị Phượng, công việc làm nhang khá đơn giản, không nhất thiết người lớn mà kể cả trẻ em cũng có thể làm được vì máy móc đã hỗ trợ gần như toàn bộ, con người chỉ thực hiện những công việc đơn giản như cho bột vào máy, ủ dầu thơm, phơi nhang thành phẩm… Anh Lê Ngọc Thụy, chồng chị Phượng, cho biết, công việc chính của anh là làm ruộng, tuy nhiên, lúc nông nhàn hay có thời gian rảnh rỗi là anh giúp chị làm nhang. “Máy móc, nguyên liệu đều có sẵn, chúng tôi chỉ bỏ công. Công việc rất đơn giản, chỉ cần bỏ nguyên liệu vào ống, tay đút tăm nhang vào máy là được. Nhang làm xong được mọi người đem phơi, nắng gió sẽ làm nhang khô, đẹp. Trời nắng thì phơi 1 buổi, trời râm thì phải phơi từ 1 đến 2 ngày”- anh Thụy chia sẻ.

Thu nhập ổn định

Nhờ tham gia làm nhang mà nhiều bà con ở địa phương đã cải thiện được cuộc sống gia đình. Chị Phượng cho biết, được sự hỗ trợ của UBND xã Mỹ An, gia đình chị mạnh dạn trang bị một máy làm nhang với chi phí 20 triệu đồng, gồm máy trộn bột và máy ép nhang. Với chiếc máy này, mỗi ngày gia đình chị sản xuất 1 bao nhang (30kg) bán với giá 400.000 đồng/bao. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng chị thu lãi trên 3 triệu đồng, góp phần trang trải sinh hoạt gia đình.

Chị Nguyễn Thị Trúc Phương (ngụ ấp Mỹ Lợi) cho biết, trước đây gia đình chị làm nghề đan đát với các sản phẩm như thúng giê, rổ… nhưng gần đây, giá nguyên liệu tăng cao, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ nên gia đình chị chuyển sang nghề làm nhang. Năm 2013, chị Phương đầu tư máy làm nhang tự động trị giá khoảng 25 triệu đồng. Chiếc máy này được trang bị thêm 1 bộ phận để tự động đưa tăm vào thay vì phải dùng tay đưa từng cây, hiệu suất làm việc cao hơn rất nhiều. “Mặt hàng này rất hút nên số lượng làm ra bao nhiêu, thương lái lấy hết. Mỗi ngày, tôi làm được 100kg nhang, nhưng không phải ngày nào cũng làm vì không có mặt bằng để phơi. Ước tính mỗi tháng, gia đình tôi có thu nhập từ 4-5 triệu đồng”- chị Phương chia sẻ.

Nghề làm nhang đã góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. Bà Nguyễn Thị Vẹn, đại diện Tổ hợp tác sản xuất nhang xã Mỹ An, cho biết, nghề làm nhang ở cồn Phước nhộn nhịp quanh năm. Mặt hàng này được tiêu thụ khá mạnh ở thị trường Campuchia nên nhang làm ra không đủ bán, làm bao nhiêu được thương lái mua hết bấy nhiêu. Trước sự hút hàng của thị trường nhang, nhiều hộ dân mong muốn được hỗ trợ thêm vốn để trang bị bộ phận gắn tăm tự động, nhằm tăng năng suất lao động, từ đó tăng thêm thu nhập.

 

Các bài khác
2015 COPPYRIGHT © COKHIDONGTAM, ALL RIGHTS RESERVED DEVELOPER